Nro Blue

Trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV, hôm 2/10, CEO JP Morgan Jamie Dimon cho rằng Cục Dự trữ bán tiệt bạch thái

【bán tiệt bạch thái】CEO JP Morgan: 'Lãi suất tại Mỹ có thể lên cao nhất 33 năm'

Trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV,ãisuấttạiMỹcóthểlêncaonhấtnăbán tiệt bạch thái hôm 2/10, CEO JP Morgan Jamie Dimon cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chưa thể chấm dứt quá trình nâng lãi để ghìm lạm phát. Phần lớn nhà phân tích cho biết Fed sẽ chỉ nâng lãi một lần nữa vào tháng 11, thêm 0,25%. Hiện tại, lãi suất tham chiếu tại Mỹ vào khoảng 5,25-5,5%.

Tuy nhiên, Dimon cho rằng Fed sẽ phải nâng thêm tổng cộng 1,5% nữa, lên 7%. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 12/1990.

Tháng 3 năm ngoái, khi Fed bắt đầu cuộc chiến chống lạm phát, lãi suất khi đó vào khoảng 0,25-0,5%. Tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với Times of India, Dimon cũng nhận định thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho lãi suất ở mức 7%.

CEO JP Morgan Jamie Dimon tại một hội thảo ở California (Mỹ). Ảnh: Reuters

CEO JP Morgan Jamie Dimon tại một hội thảo ở California (Mỹ). Ảnh: Reuters

Theo dự báo mới nhất của Fed, họ sẽ chỉ nâng lãi thêm một lần nữa năm nay, và giảm lãi từ năm sau. Tuy nhiên, Dimon cho rằng người Mỹ vẫn cần chuẩn bị cho tình huống lãi suất tăng vọt.

Trên Bloomberg TV, Dimon kể lại mỗi khi thành viên HĐQT JP Morgan hỏi rằng lãi suất có thực sự sẽ tăng đến mức đó hay không, ông đều trả lời là "Có". Dù vậy, ông chưa thể đoán trước tác động của việc này lên nền kinh tế.

"Chúng ta vẫn có thể hạ cánh mềm, suy thoái nhẹ, hoặc suy thoái sâu", ông nói. Mức lãi 7% có thể ghìm tiêu dùng và đầu tư, khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Theo Dimon, có rất nhiều hậu quả xấu. Tuy nhiên, kịch bản tệ nhất là stagflation (tăng trưởng chậm kèm lạm phát cao). Nếu điều đó xảy ra, "rất nhiều người sẽ chật vật".

Fed đã nâng lãi suốt 16 tháng qua để hạ nhiệt kinh tế Mỹ và ghìm lạm phát. Tuy nhiên, tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện vẫn sôi động. "Người dân vẫn đang tiêu tiền. Họ thậm chí có nhiều tiền hơn so với trước đại dịch", Dimon nhận xét.

Dimon cho rằng có "hai cơn bão bất thường" có thể đổ bộ vào Mỹ. Một là chi tiêu công. Nếu không tính thời chiến, chi tiêu công tại Mỹ hiện ở mức kỷ lục. Thâm hụt ngân sách cũng rất cao.

"Tôi cho rằng ít nhất thì thị trường cũng sẽ biến động", ông nói. Chi tiêu tài khóa trong dài hạn cũng sẽ kéo lạm phát lên cao, từ đó khiến lãi suất tăng.

Cơn bão thứ hai là căng thẳng địa chính trị. Ông cho rằng xung đột Nga - Ukraine sẽ tác động đến tất cả mối quan hệ trên toàn cầu, trong đó có thương mại Mỹ - Trung. "Quan hệ với Trung Quốc sẽ rất khó cải thiện cho đến khi chiến sự Ukraine được giải quyết", ông nói.

Hà Thu (theo CNN)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap