Nro Blue

Cơ quan khí tượng Pháp ngày 1/10 cho hay nhiệt độ trung bình tháng 9 ở nước này là 21,5 độ C, cao hơ paragraph

【paragraph】Châu Âu trải qua tháng 9 nóng nhất lịch sử

Cơ quan khí tượng Pháp ngày 1/10 cho hay nhiệt độ trung bình tháng 9 ở nước này là 21,âuÂutrảiquathángnóngnhấtlịchsửparagraph5 độ C, cao hơn 3,5-3,6 độ C so với giai đoạn 1991-2020.

Nhà khí tượng học Christine Berne nhận định đây là tháng 9 nóng nhất lịch sử Pháp, cao hơn một độ C so với năm 1900, thời điểm bắt đầu ghi nhận dữ liệu thời tiết. Bà cho hay ở một số khu vực, chênh lệch nhiệt độ so với mức nhiệt tháng 9 trung bình trong 30 năm qua là hơn 4 độ C, có nơi tới 6 độ C.

"Rất nhiều kỷ lục" nhiệt độ tháng đã bị phá vỡ khắp đất nước trong một "tháng khác thường", với nhiệt độ trung bình tháng 9 còn cao hơn tháng 7 và 8, theo cơ quan khí tượng Pháp.

Khách du lịch tại quảng trường Concorde, thủ đô Paris, giữa ngày nắng nóng 10/9. Ảnh: AFP

Khách du lịch tại quảng trường Concorde, thủ đô Paris, giữa ngày nắng nóng 10/9. Ảnh: AFP

Lần đầu tiên trong lịch sử, Pháp phát cảnh báo sóng nhiệt vào tháng 9. Xu hướng nhiệt độ cao bất thường dự kiến tiếp tục diễn ra trong tháng 10.

DWD, cơ quan dự báo thời tiết Đức, cho hay tháng vừa qua cũng là tháng 9 nóng nhất từ khi Đức bắt đầu ghi chép dữ liệu thời tiết. Nhiệt độ tháng 9 năm nay của Đức cao hơn gần 4 độ C so với trung bình giai đoạn 1961-1990.

Bỉ cũng ghi nhận nhiệt độ trung bình tháng 9 là 19 độ C, cao hơn gần 4 độ C so với bình thường. "Đây là điều chưa từng xảy ra từ năm 1941", David Dehenauw, chuyên gia Viện Khí tượng Hoàng gia Bỉ, nói. "Bỉ chưa từng trải qua tháng 9 có nhiệt độ cao thế này".

Cơ quan Thời tiết Ba Lan cho hay nhiệt độ tháng 9 của đất nước cao hơn 3,6 độ C so với trung bình và là mức nhiệt tháng 9 cao nhất trong hơn 100 năm qua.

Giới chức Áo và Thụy Sĩ cũng công bố thông tin tương tự. Mức nhiệt trung bình tháng 9 cao bất thường do ảnh hưởng từ một đợt nắng nóng chưa từng có trong nửa đầu tháng.

Cơ quan giám sát khí hậu EU hồi đầu tháng trước cho biết nhiệt độ toàn cầu vào mùa hè ở bắc bán cầu là mức nóng nhất từng ghi nhận. Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus cũng dự đoán 2023 sẽ là năm nóng nhất mà con người từng trải qua.

Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người đang đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao hơn, khiến thế giới nóng hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hệ thống khí hậu của hành tinh bị ảnh hưởng khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng và mưa bão xảy ra thường xuyên hơn, dữ dội hơn.

Hồng Hạnh (Theo Guardian)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap