Ngày 22-23/9,ĐHDuyTânvôđịchcuộcthivềmôhìnhkhánglựcđộngđấtquốctếtiểu thuyết hay cuộc thi Giới thiệu và Trình diễn Nghiên cứu về Động đất trong Trường học (Introducting and Demonstrating Earthquake Engineering Research In School - IDEERS) đã diễn ra tại Đài Loan. Năm nay có tổng số 102 đội tham dự, đến từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đội tuyển DTU của ĐH Duy Tân với 3 thành viên gồm Lê Quốc Toàn, Nguyễn Thanh Quyền và Nguyễn Hoàng Long đã xuất vượt qua những đối thủ nặng ký đến từ Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan giành cúp vô địch của cuộc thi năm nay. Các đối thủ như ĐH Kỹ thuật Nanyang (Singapore), ĐH Khoa học & Công nghệ Kỹ thuật Hong Kong, National Taiwan University, ĐH Khoa học & Công nghệ Đài Loan, ĐH Quốc gia Pusan (Hàn Quốc), ĐH Pukyong (Hàn Quốc), ĐH Keimyung (Hàn Quốc), ĐH Quốc tế INTI (Malaysia) vốn thuộc những trường có bề dày về nghiên cứu động đất và cũng là những đội đã đạt giải vô địch trong các năm gần đây.
Mô hình do đội tuyển DTU thiết kế có chiều cao 60 cm (yêu cầu của ban tổ chức là không vượt quá 75 cm), nặng 423 gram, và có thể chịu được động đất với gia tốc nền khoảng gần 8 độ Richter. Điều đặc biệt trong thiết kế của mô hình này là sự sáng tạo khi có sử dụng kỹ thuật kháng chấn là các sợi dây cao su do ban tổ chức cấp để cân bằng dao động.
Ngoài ra, đội tuyển thứ hai của ĐH Duy Tân tham dự cuộc thi lần này là SET-DTU với các thành viên gồm Phan Trọng Tiến, Cao Tiến Giang, Nguyễn Đức Mạnh, và Lê Hữu Bằng cũng giành giải ba. Mô hình nhà của đội SET-DTU có kích thước và chịu được cấp độ động đất tương tự đội DTU nhưng trọng lượng nặng hơn một chút là 440 gram.
Trực tiếp hướng dẫn và đưa sinh viên đi thi, Tiến sĩ Phạm Phú Anh Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ (SET), ĐH Duy Tân cho biết, số lượng và chất lượng của các đội tuyển dự thi năm nay đều tăng so với những năm trước. Các đội thi đều đến từ các trường đại học lớn, rất mạnh và giàu kinh nghiệm nghiên cứu động đất nên sinh viên của họ đều được trang bị nhiều kiến thức về động đất, được thí nghiệm mô hình, và được luyện tập nhiều trong các phòng thí nghiệm với những trang thiết bị hiện đại.
Trong khi đó, Việt Nam là đất nước còn non trẻ về nghiên cứu động đất bởi hầu như rất ít khi xảy ra động đất, nếu có thì cũng không đáng kể. Thế nên, để có thể so tài được với những đối thủ mạnh, trường đã tập trung trang bị các kiến thức về động đất, cách thức làm mô hình đạt hiệu quả, thực hiện lắc mô hình trên thiết bị rung lắc tại phòng thí nghiệm của Khoa Xây dựng dưới sự hỗ trợ của Tiến sĩ Trần Văn Đức - Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo Quốc tế (IS) và thầy Lê Văn Châu - cán bộ quản lý các Phòng Thí nghiệm Xây dựng.
"Tuy trang thiết bị và vật liệu xây dựng mô hình chưa tốt như các quốc gia khác nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết và vận dụng hiệu quả những kiến thức được học, các em sinh viên ĐH Duy Tân vẫn khẳng định được năng lực của mình trên đấu trường quốc tế", Tiến sĩ Phạm Phú Anh Huy chia sẻ.
Sau cuộc thi, Giáo sư, Tiến sĩ Chung Che Chou - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Động đất Đài Loan, Trưởng ban tổ chức đã tỏ ra ngạc nhiên khi các trang thiết bị của ĐH Duy Tân đều chưa theo kịp của Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan nhưng hai đội của trường với ý tưởng thiết kế độc đáo đã vượt qua được các đội đến từ những trường đại học lớn của châu Á vốn có trang thiết bị hiện đại và được đào tạo về mô hình nhà chống động đất một cách bài bản.
Trở về từ cuộc thi, sinh viên Lê Quốc Toàn - thành viên của đội DTU giành Cup Vô địch năm nay chia sẻ, trước khi tham dự cuộc thi, các thành viên trong nhóm đã dành 2 tháng tìm hiểu nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và lên ý tưởng cho mô hình thiết kế của nhóm.
Các thành viên đều hiểu được các đối thủ của mình là ai, họ mạnh như thế nào, và họ có những ưu điểm, lợi thế hơn so với mình ra sao để lên dây cót cho toàn đội phải nỗ lực gấp nhiều lần. "Khi đưa mô hình lên bàn rung mô phỏng động đất, em và các bạn như nín thở khi bàn rung ngày càng mạnh hơn. Đến khi nhóm được gọi tên cho giải vô địch, chúng em đã không thể kìm nén được sự tự hào và xúc động", Toàn nói, cho biết thêm giải thưởng không chỉ là một danh hiệu danh giá, mà còn là nguồn động viên lớn, khích lệ các em tiếp tục phấn đấu học hỏi và phát triển trong tương lai.
Chung cuộc, ngoài giải nhất và giải ba thuộc về các sinh viên của ĐH Duy Tân, giải nhì thuộc về đội KMU của ĐH Keimyung - Hàn Quốc. Bên cạnh đó là các giải khuyến khích thuộc về các đội đến từ Đài Loan, Singapore, Malaysia. Đội còn lại của Việt Nam đến ĐH Xây dựng Hà Nội xếp thứ 16 chung cuộc.
IDEERS là cuộc thi được tổ chức thường niên bởi Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Động đất Đài Loan. Các đội tham dự năm nay cần đưa ra ý tưởng thiết kế công trình của nhóm, trong đó có ý tưởng về mặt kiến trúc và kết cấu kháng chấn. Các ý tưởng trình bày bằng văn bản và hình ảnh, được gửi trước cho ban tổ chức để xét duyệt. Tại vòng chung kết, suốt 5,5 giờ đồng hồ, các đội thực hiện việc dựng mô hình dựa trên vật liệu gỗ và keo. Các mô hình được tạo ra phải tuân thủ các quy định về kích thước, chiều cao, trọng lượng, kết cấu... Mọi vi phạm quy định của cuộc thi đều sẽ bị loại hoặc trừ điểm.
Thế Đan