"Đọc bài Bán nhà Đà Lạt mua được ba mảnh đất Bình Dương,ờigầnlầnkhibánnhàHàNộivàoBìnhDươngmuađấsnaptik tôi thấy mình (và gia đình tôi) như có trong bài viết này. Tôi quê ở tỉnh Hà Tây (cũ), năm 1999 lúc 18 tuổi tôi vào Bình Dương làm công nhân, ở trọ để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Năm 2008 tôi lấy vợ. Năm 2009 bố mẹ tôi bán nhà cấp bốn ở quận Hà Đông, Hà Nội ( năm 2008 Hà Đông vẫn thuộc tỉnh Hà Tây) được 1,9 tỷ đồng. May mắn bán được giá cao do lúc đó bất động sản ở Hà Đông sốt do sáp nhập vào TP Hà Nội).
Bố mẹ tôi cầm tiền vào Bình Dương năm 2009 mua 5 mảnh đất, mỗi mảnh rộng 150 m2, sổ đỏ riêng từng mảnh, tổng cộng hết 1,5 tỷ (giá 5 mảnh đất hiện tại giá khoảng 4,5 tỷ đồng một mảnh. Trong khi đó nhà cũ của bố mẹ tôi ở quận Hà Đông bây giờ giá trị hiện tại chỉ khoảng 4 tỷ đồng, ngõ rộng 1,8m).
Năm 2019 vợ chồng tôi dồn hết vốn liếng mua 2000 m2 đất vườn (có 100 m2 thổ cư), hai mặt đường nhựa 6m ở huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu (cách ngã 3 Mỹ Xuân 5 km) với giá 970 triệu đồng. Xung quanh nơi này có nhiều Khu Công nghiệp, hiện tại theo giá thị trường tôi đã lời gấp 4-5 lần rồi.
Tôi không có ý định bán vì chẳng biết làm gì với số tiền đó (tôi làm công nhân khu công nghiệp). Tôi chia sẻ để các bạn đọc có thêm hướng đầu tư, làm ăn để phát triển kinh tế gia đình mình".
Độc giả bachphamvuchia sẻ tầm nhìn và cách thức đổi đất ở quê để an cư tại nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế sau bài viết của tác giả Lâm Xuân Thành.
Ở bài viết trước, độc giả chia sẻ câu chuyện sống thong dong nhờ đổi một nhà ở Đà Lạt để lấy ba mảnh đất ở Bình Dương. Tác giả này cho rằng: Những ưu điểm của một thành phố du lịch nổi tiếng không hẳn sẽ chia đều cho tất cả mọi người sinh sống tại đây.
Đồng tình với nhận định sống rất dễ ở những nơi có nhiều khu công nghiệp và công nhân, độc giả Moukanói: "Nhiều người có đất ở Đà Lạt mở homestay, quán cà phê còn trầy chật, về Bình Dương là hợp lý. Với lượng công dân dồi dào và các khu định cư mới thì buôn bán gì cũng dễ thành công hơn".
Tuy nhiên, theo độc giả có nickname hongnhungpaticusitheo dòng kinh tế phát triển, các khu công nghiệp xuất hiện rải rác trên khắp cả nước nên có nhiều hướng đi hơn, không nhất thiết phải "đổi nhà" ở quê để lấy đất ở nơi xa như trước:
"20 năm qua công nghiệp phát triển ở Bình Dương, dân tứ xứ đổ về kích thích dịch vụ thương mại nên mới giàu hơn những vùng khác. Nhưng nay thì Bình Dương không còn là đất hứa nữa bởi các vùng khác họ đang phát triển hơn, đặc biệt là vùng bao quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, những ngành công nghiệp lớn, kỹ thuật cao đều đổ về đây, nên người tứ xứ không còn di cư vào Bình Dương nữa.
Lực lượng trẻ phía Bắc bây giờ tranh thủ đi xuất khẩu lao động vài năm có vốn mới về nước làm ăn. Bình Dương bây giờ chủ yếu đón lao động ở miền Tây là chính.
Nhưng miền Tây cũng đang phát triển khu công nghiệp lớn ở Hậu Giang và một cảng lớn ở Sóc Trăng đang dự kiến xây dựng.
Người bạn của tôi có nhiều phòng trọ ở Bình Dương đang than vì trống phòng nhiều quá sau đợt sa thải công nhân lớn. Bây giờ muốn bán thì lại khó vì giá cao ít người dám mua đầu tư nữa. Dù sao việc phát triển các vùng miền mới là tốt nhất bởi người dân đều được hưởng sự phát triển chung".
Bạn đọc có nickname Lãng khách cô hànhbình luận đánh giá chung: "Quyết định bán nhà Đà Lạt xuống Bình Dương định cư là sáng suốt. Hiện giờ Bình Dương đang ở thời kỳ phát triển, giống như Sài Gòn 30 năm trước.
Lúc này buôn bán ở Bình Dương là hợp lý, tuy nhiên chuyển về Bình Dương thì đã muộn giá đất đẹp đã lên rất cao. Sống ở đâu cũng cần nhớ nguyên tắc: cần duy trì dòng tiền. Chỉ cần kiếm ra tiền thì đó là quyết định sáng suốt".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.