Dù tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS trên địa bàn TP.HCM thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung cho nền kinh tế,índụngbấtđộngsảntạiTPHCMtăngchậb29 bet song quy mô dư nợ tín dụng BĐS vẫn chiếm tỷ trọng 28% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Với dư nợ tín dụng BĐS 925.000 tỉ đồng tại TP.HCM, chiếm khoảng 33% dư nợ tín dụng BĐS cả nước. Tính đến cuối tháng 9, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các ngân hàng trên cả nước đạt 2,74 triệu tỉ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.
Tín dụng BĐS tại TP.HCM cho mục đích kinh doanh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng cao hơn. Đến cuối tháng 9, dư nợ tín dụng bất động sản cho mục đích kinh doanh đạt 277.000 tỉ đồng, tăng 7,5% so với cuối năm. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất tăng 10,5%; cho vay BĐS lĩnh vực văn phòng, cao ốc tăng 7%; cho vay kinh doanh bất động sản khác tăng trên 20%. Kết quả trên phản ánh diễn biến tình hình và xu hướng phát triển của thị trường và lĩnh vực sản xuất kinh doanh BĐS hiện nay.
Dư nợ tín dụng BĐS cho mục đích tiêu dùng, tự sử dụng (gồm mua, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất để xây dựng nhà, công trình xây dựng để ở hoặc để tự sử dụng; cho vay nhà ở xã hội; xây dựng, cải tạo, mua, thuê, thuê mua nhà để ở) trên địa bàn TP.HCM đạt 648.000 tỉ đồng, chiếm 70% so với tổng dư nợ BĐS, giảm 0,3% so với cuối năm 2022. Theo Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM, nhu cầu tín dụng giảm do khó khăn từ nền kinh tế và thu nhập của khách hàng tăng thấp được coi là nguyên nhân chính tác động đến tín dụng BĐS cho mục đích tiêu dùng, tự sử dụng. Do đó, ngoài việc tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt chính sách tiền tệ tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế, cần tập trung kích cầu tiêu dùng và đầu tư qua đó kích thích tăng trưởng. Đi cùng đó là các giải pháp đồng bộ về pháp lý, về xây dựng; về tài chính; về cải cách hành chính… để hỗ trợ thị trường bất động sản tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới.