Nro Blue

Thạc sĩ Lê Minh Huân, chuyên gia tâm lý, trò chuy&# bét 169

【bét 169】Học sinh ép cô giáo vào tường rồi văng tục: Giáo dục sai lầm ở đâu?

Vụ học sinh ép cô giáo vào tường rồi văng tục: Chuyên gia tâm lý nói gì?ọcsinhépcôgiáovàotườngrồivăngtụcGiáodụcsailầmởđâ<strong>bét 169</strong> - Ảnh 1.

Thạc sĩ Lê Minh Huân, chuyên gia tâm lý, trò chuyện với học sinh

AN NHIÊN

Trước sự việc học sinh ép cô giáo vào tường rồi văng tục, thạc sĩ Lê Minh Huân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tâm lý-giáo dục An Nhiên, nguyên giảng viên khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đã có những trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên.

Giáo viên, học sinh sau "cú ngã sõng soài" này sẽ đứng dậy thế nào!

Cảm xúc đầu tiên của ông khi nhìn thấy những hình ảnh và nghe ngôn từ xuất hiện trong clip nói trên là như thế nào, thưa ông?

Tôi đã rất đau lòng khi xem clip, tôi vừa cảm thương cho sự bất lực của cô giáo khi "thân cô thế cô" đối diện với thách thức và nhục mạ của học sinh. Dẫu cho nếu cô có sai phạm đến thế nào, là một giáo viên, cô cần được tôn trọng đúng vai trò và vị thế.

Vụ nhóm học sinh ép cô giáo vào tường rồi văng tục: Bộ GD-ĐT chỉ đạo khẩn

Tôi vừa trách, vừa thương, vừa lo cho thế hệ học trò, những người kiến tạo tương lai đất nước. Nếu các em vì bất bình, vì ức chế, vì bị chèn ép hay vì đã hứng chịu hình phạt/kỷ luật nào chưa đúng mà hành xử bộc phát, thiếu "tôn sư trọng đạo", hành vi và thái độ có phần ngang ngược, hỗn xược như vậy thì công cuộc học hành, rèn luyện nhân cách sắp tới sẽ đi về đâu? Các em và cả cô giáo, sau "cú ngã sõng soài" này sẽ đứng dậy thế nào, đối mặt với dư luận ra sao? 

Vụ học sinh ép cô giáo vào tường rồi văng tục: Chuyên gia tâm lý nói gì? - Ảnh 2.

Nữ giáo viên bị học sinh ép vào tường rồi buông lời thách thức

ẢNH CẮT TỪ CLIP

Dù chưa biết câu chuyện thực tế xung quanh clip nói trên nhưng ông đánh giá thế nào về cách cư xử của học sinh với giáo viên trong môi trường giáo dục?

Lời nói, hành vi và thái độ của học sinh đối với giáo viên trong đoạn clip đương nhiên không phải là kết quả mà bất kỳ nhà giáo dục hay phụ huynh nào mong muốn. Lối hành xử này đi ngược với mục đích giáo dục chung, với những gì được dạy dỗ. Những cư xử tệ, nóng nảy, bất đồng, bỡn cợt, kém tôn trọng giáo viên đã hạ thấp hình ảnh của các em khi đang là học trò; đánh mất hình ảnh của chính mình-một người cầu học đúng nghĩa, gây hệ lụy rất lớn đến hình ảnh lớp học, nhà trường và gia đình.

Có phải đây là hệ quả của việc giáo dục "lấy học sinh làm trung tâm"?

Đây có phải chăng là hệ quả của việc chúng ta kêu gọi cũng như giáo dục đang đi theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, theo ý kiến của nhiều người?

Lấy người học làm trung tâm là phương pháp dạy học tiến bộ, tuân thủ nguyên tắc sát đối tượng, cá thể hóa học sinh trong việc định hướng giáo dục phù hợp sở thích, tính cách, ưu điểm, hạn chế. Trong đó, giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, đạo diễn và người học quyết định/lựa chọn nội dung, hình thức dựa trên cơ sở hỗ trợ của giáo viên.

Xem nhanh 12h ngày 6.12: Lộ thêm chiêu của tiến sĩ giả | Chỉ đạo khẩn xử lý vụ giáo viên bị ném dép

Ở đây, không cổ xúy việc giáo dục dễ dãi, tự do, bất quy tắc, phó mặc hay quan tâm qua loa, chiếu lệ. Ngoài ra, một nền giáo dục thành công, không phải không có người thất bại và ngược lại. Vì vậy, quan điểm cho rằng đây là sự thất bại của giáo dục là chưa thỏa đáng.

Đồng ý rằng, nhóm trẻ sai lầm, hỗn xược, ngang ngược và hành động lỗ mãng nhưng nhà trường, gia đình hay xã hội không từ chối giáo dục các em, vẫn nỗ lực với định hướng cải thiện hành vi ngày một lành mạnh hơn, nhận thức đúng đắn hơn và trở thành người có ích hơn. Giáo dục nhà trường không phải là câu chuyện "đo ni đóng giày" để "hô biến" một người học trưởng thành "y khuôn" mong muốn của xã hội.

Điều cần rút ra ở đây chính là, quá trình giáo dục trẻ cho đến thời điểm này đã sai lầm ở đâu? Gia đình có quan tâm và nhận ra tính "bất hảo" hoặc khả năng kiểm soát cảm xúc kém của con hay không? Nhà trường đã kiên quyết và nghiêm minh trong việc khen thưởng, xử phạt học sinh như thế nào? Đó là sự giải tỏa hay chồng chất ức chế, căng thẳng. Giáo viên đã sai nhưng nhận lỗi và sửa mình một cách thiện chí hay chưa? Việc dẫn đến bùng nổ cảm xúc ở một người có thể cắt nghĩa dễ dàng, nhưng cả một tập thể học sinh thỏa hiệp với điều sai trái, xấu xí thì rất cần nhìn lại quá trình giáo dục đã qua, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội.

Với phụ huynh, theo ông, cần có những động thái gì để giáo dục con em?

Sau sự việc, phụ huynh cần nhanh chóng và quyết liệt trong việc chấn chỉnh hành vi, thái độ của con, những học sinh đang tuổi ăn, tuổi lớn, tuổi ương bướng, khó bảo. Bất kỳ sự dung túng nào đều để lại hậu quả khôn lường đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách của trẻ.

Những việc phụ huynh có thể làm để giáo dục con em

  • Ngồi xuống và nghiêm túc lắng nghe mọi chia sẻ của con liên quan đến vụ việc. 
  • Cùng phân tích và xác nhận lại những lời nói, thái độ và hành vi bất hảo, sai trái và lệch lạc của con. Đồng thời chỉ cho con rõ các hậu quả đã, đang và sẽ xảy ra với con, với giáo viên, với những người liên quan, đặc biệt là dư luận xã hội đã ở mức nào. 
  • Kiên quyết phối hợp với nhà trường và cơ quan giáo dục để khắc phục sai lầm. 
  • Đưa ra hoặc thảo luận cùng con những định hướng sắp tới, những giải pháp ứng xử để con tham khảo và thực thi, có quan sát, có đánh giá. 
  • Động viên con chịu trách nhiệm về những gì mình đã gây ra và đồng thời quan sát, hỗ trợ tâm lý cho con khi cần. Tuy con sai, nhưng con cần được tạo điều kiện để thay đổi tốt hơn. 
  • Hạn chế bêu riếu, sỉ nhục, bạo lực hay trừng phạt con một cách cảm tính, chủ quan… để tránh gây thêm áp lực tâm lý không đáng có lên trẻ.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap